Người Việt còn gọi ruby là hồng ngọc. Ruby là đá quý chỉ có tông màu đỏ, từ lâu vẫn được xem là đá quý có giá trị cao nhất. Theo người Ấn Độ cổ xưa thì ruby là vua đá quý. Giống như saphia, ruby là khoáng corundum cứng chắc và vững bền.
Lịch sử và truyền thuyết:
Theo ngôn ngữ Sanskrit cổ (ngôn ngữ cổ của Ấn Độ), ruby gọi là ratnaraj, nghĩa là “vua đá quý”. Ở nước Miến Điện cổ (nay là Myanmar), các chiến binh đeo ruby để làm cho họ trở nên bất khả chiến bại. Trong Kinh thánh, phụ nữ nào khôn ngoan và đạo đức thì được xem “quý giá hơn đá ruby”.
Người Mỹ cho là ruby giúp con người có lòng đam mê và dũng cảm, và họ dùng ruby làm đá quý mừng sinh nhật trong tháng bảy.
Chất lượng, Giá trị và Tính phổ biến:
Màu đẹp nhất của ruby là đỏ mạnh tươi cho đến đỏ hơi phớt tím. Đỏ phớt tím thường được xem là đẹp hơn đỏ phớt cam. Các đá corundum màu hồng, tím và cam thì không được gọi là ruby, mà gọi là saphia khác màu xanh (fancy sapphire).
Ruby cỡ lớn thì rất hiếm và có giá trị: một viên ruby 4 carat đẹp sẽ bán giá cao hơn nhiều so với đá kim cương hay emerald 4 carat đẹp. Với ruby lớn thì dạng mài chủ yếu là ovan và hình nệm. Các đá nhỏ thường cắt mài hình tròn hay vuông.
Nguồn gốc:
Nguồn ruby nổi tiếng nhất thế giới là Myanmar, đó là nơi sản xuất ra ruby màu đỏ mạnh tươi. Xưa kia Thái Lan là nước sản xuất ruby quan trọng, nay thì hoạt động khai mỏ đã giảm, nhưng Thái Lan vẫn là trung tâm cắt mài và buôn bán ruby quan trọng nhất.
Những nước khác là có nguồn ruby quan trọng là Madagasca, Việt Nam, Kenya, Sri Lanka, Afghanistan và Tanzania.
Xử lý tăng vẻ đẹp thường gặp:
Hầu hết ruby đều được xử lý để có màu đỏ tối đa và khử được màu phụ là xanh và nâu. Một số ruby cũng được nung nhiệt để cải thiện độ trong. Thỉnh thoảng thủy tinh tàn dư trong xử lý nhiệt bị giữ lại trong các khe nứt hay hốc khi đá nguội lạnh: vật liệu lấp đầy này nếu quá rõ có thể làm giảm giá trị của đá. Đá cải thiện bằng nhiệt thì vững bền và không cần phải giữ gìn cẩn thận, trừ khi vẫn còn chứa vật liệu lấp đầy.
Bảo quản và làm sạch:
Ruby cũng như saphia đều là khoáng corundum, có độ cứng 9 trên thang Mohs. Corundum quá cứng nên được dùng làm chất mài mòn. Do đó ruby là một trong những đá quý bền vững nhất.
Rửa ruby với xà phòng: dùng bàn chải chà vào phía sau của đá là nơi có thể tích tụ nhiều chất dơ.
Nguồn: Da Quy – Da Phong Thuy
Tags: bảo quản đá ruby, cách bảo quản hồng ngọc, cách bảo quản ruby, cách bảo quản đá đỏ, cách dùng hồng ngọc, cách dùng ruby, cách dùng đá ruby, cách dùng đá đỏ, cách làm sạch hồng ngọc, cách làm sạch ruby, cách làm sạch đá đỏ, cách sử dụng hồng ngọc, cách sử dụng ruby, cách sử dụng đá ruby, cách sử dụng đá đỏ, cách xử lý hồng ngọc, cách xử lý ruby, cách xử lý đá ruby, cách xử lý đá đỏ, chất lượng của hồng ngọc, chất lượng của ruby, chất lượng của đá đỏ, chất lượng đá ruby, giá trị của hồng ngọc, giá trị của ruby, giá trị của đá đỏ, giá trị đá ruby, hồng ngọc, làm sạch đá ruby, lịch sử hồng ngọc, lịch sử ruby, lịch sử đá ruby, lịch sử đá đỏ, nguồn gốc của hồng ngọc, nguồn gốc của đá đỏ, nguồn gốc ruby, nguồn gốc đá ruby, ruby, tính phổ biến của hồng ngọc, tính phổ biến của ruby, tính phổ biến của đá ruby, tính phổ biến của đá đỏ, truyền thuyết về hồng ngọc, truyền thuyết về ruby, truyền thuyết về đá đỏ, truyền thuyết đá ruby, đá hồng ngọc, đá màu, đá màu đỏ, đá quý, đá ruby, đá đỏ
BÀI ĐĂNG LIÊN QUAN:
- Câu chuyện kỳ diệu về đá quý Ruby (đá đỏ, hồng ngọc) phong thủy
- Thạch Anh Tóc – Đá Thạch Anh Tóc
- Thạch Anh Hồng – Đá Thạch Anh Hồng
- Citrine – Thạch Anh Vàng
- Amethyst – Thạch Anh Tím
- Spinel – Đá Spinel
- Chrysoberyl – Đá mắt mèo
- Peridot – Đá Peridot
- Opal – Đá Opal
- Ngọc Trai – Các loại Ngọc Trai
- Saphia – Lam Ngọc
- Garnet – Ngọc Hồng Lựu
- Alexandrite – Đá Alexandrite
- Thạch Anh Pha Lê – Thạch Anh Trắng
- Thạch Anh Đen – Đá Thạch Anh Đen
Tags: cách dùng đá đỏ, hồng ngọc, lịch sử đá đỏ, đá hồng ngọc, đá màu, Đá màu Đỏ, đá quý, đá đỏ